Hành khô hay còn gọi là củ hành tím, có lớp vỏ màu vàng nâu hoặc màu tím hồng, tím đậm. Chúng được trồng và sử dụng rộng rãi trong nền ẩm thực trên khắp thế giới. Hành tím có mùi hăng, vị hơi cay, trong món ăn có thể ăn sống hoặc nấu chín đều được.
Hành tím thường dùng để phi vàng thơm để tăng hương vị cho món ăn, một vài món ăn Việt có sử dụng hành tím phi như: bún riêu, xôi mặn, hủ tiếu, bún mọc,... Ngoài ra hành tím còn rất được yêu thích trong các món xốt châu Âu.
Trong 100 gram hành tím có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
Ngoài ra trong hành tím còn có nhiều các vitamin B, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ khác.
Trong hành tím có chứa các chất chống oxy hóa - hợp chất giúp bảo vệ tế bào cơ thể không bị tổn thương bởi các chất được gọi là gốc tự do.
Khi có quá nhiều gốc tự do trong cơ thể sẽ gây ra hiện tượng stress oxy hóa dẫn đến các bệnh nguy hiểm như viêm nhiễm, bệnh tim, tiểu đường và cả các bệnh mãn tính như ung thư. Các chất chống oxy hóa có trong hành tím sẽ giúp cơ thể chống lại các bệnh kể trên.
Khi cơ thể xảy ra các phản ứng dị ứng, các tế bào trong cơ thể giải phóng histamine - nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng trên cơ thể.
Hành tím chứa nhiều quercetin - một loại flavonoid thực vật, giúp làm giảm và kiểm soát các triệu chứng dị ứng theo mùa. Các quercetin này sẽ ngăn chặn sự giải phóng histamine và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các phản ứng dị ứng.
Trên thực tế thì quercetin là một thành phần chính trong nhiều loại thuốc được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng dị ứng nhẹ, thật tuyệt vời khi ngay trong hành tím - gia vị chúng ta sử dụng hàng ngày, có chứa chất kháng histamine này.
Trong y học cổ truyền, allium (chi hành) có đặc tính kháng khuẩn, chống vi rút nên được dùng để điều trị cảm lạnh, cảm cúm, các bệnh do vi khuẩn gây ra.
Đã có một vài nghiên cứu quan sát được rằng các chiết xuất từ hành tím sẽ làm giảm các triệu chứng dị ứng, làm giảm các vết sưng tấy của vết mụn rộp. Một nghiên cứu còn chỉ ra rằng khi súc miệng với chiết xuất từ hành tím còn hiệu quả hơn chlorhexidine, giúp gây ức chế vi khuẩn trong miệng lên đến 24 giờ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các chất chống oxy hóa trong hành tím có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông nguy hiểm, hỗ trợ việc tuần hoàn máu và tăng sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra còn có một nghiên cứu chứng minh rằng hành tím còn làm giảm huyết áp, cải thiện tổng lượng cholesterol, giảm mật độ chất béo tích tụ trong máu và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Vitamin B6 có trong hành tím có khả năng kiểm soát các cơn đau cơ, đau khớp,... Bên cạnh đó, một nghiên cứu chỉ ra rằng hành tím còn giúp điều chỉnh stress oxy hóa giúp giảm các nguy cơ loãng xương, viêm xương khớp.
Trong hành tím chứa 0.345 mg vitamin B6, chiếm 26.54% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Bổ sung hành tím vào các món ăn để giúp đặt được lượng vitamin B6 cần thiết cho cơ thể.
Ngoài việc tốt cho xương khớp thì vitamin B6 và các khoáng chất trong hành tím còn giúp giải phóng GABA trong não, giúp duy trì mức độ căng thẳng và các hormone trong cơ thể ở mức phù hợp.
Axit folic trong hành tím còn giúp giảm căng thẳng thần kinh bằng việc hỗ trợ tinh thần, căng bằng cảm xúc bằng cách điều chỉnh các phản ứng nội tiết tố và enzym trong não.
Phytochemical được tìm thấy trong hành tím được cho là có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Một nghiên cứu đã chỉ ra việc cho hành tím vào thực đơn của các bệnh nhân tiểu điều sẽ giúp ích cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.