Điều phối: Bà Nguyễn Thảo Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ
Việc tham gia ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thời gian qua đã tạo đà cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng hiệu quả hơn. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi mà các FTA mang lại, chúng ta cũng đang phải đối diện với nhiều quy định phi thuế quan ngặt nghèo hơn từ các thị trường FTA đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP hay EVFTA. Đáng chú ý là việc siết chặt các vấn đề về môi trường/khí hậu, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Các đối tác FTA cũng ngày càng đẩy mạnh thực thi và giám sát thực thi các chương liên quan đến vấn đề này.
![]() |
Bà Nguyễn Thảo Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ |
Xu hướng này được nhận định sẽ tác động lớn đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới, gia tăng thêm hàng rào về mặt kỹ thuật và hành chính đối với cả các mặt hàng từ nông nghiệp đến công nghiệp.
Đơn cử như tại thị trường EU, dệt may là một trong những nhóm sản phẩm chủ lực bị tác động đáng kể nhất khi sẽ phải tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn với việc mới đây EU đã công bố chiến lược dệt may tuần hoàn.
Hay như đối với mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam muốn tăng trưởng xuất khẩu cũng cần phải đáp ứng các điều kiện như giấy phép VPA/Flegt (Thỏa thuận đối tác tự nguyện/Quản trị rừng và lâm nghiệp), giấy phép CITES, tiếp đó là các tiêu chuẩn ESG (Environmental – Social - Governance), phát thải CO2…
Tại phiên thảo luận này, chúng ta sẽ đi sâu thảo luận vì sao cần phải hướng đến xuất khẩu bền vững? Những thách thức cần giải quyết, cụ thể là về mặt chính sách và nội tại doanh nghiệp để hướng đến xuất khẩu xanh, bền vững phù hợp với xu thế phát triển thị trường hiện nay. Chúng ta cũng sẽ được lắng nghe những chia sẻ hết sức thực tế từ các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan.
Các diễn giả có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về sản xuất xuất khẩu bền vững đến phiên thảo luận này gồm:
- Ông Jean Jacques Bouflet - Phó Chủ tịch EuroCham
- Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA)
- Ông Lý Trung Kiên, Trưởng bộ phận Logistics toàn quốc, Công ty Nestle Việt Nam.
MC hỏi ông Nguyễn Chánh Phương: Việc ký kết các FTA đặc biệt là các FTA thế hệ mới đã mang lại lợi ích như thế nào cho ngành gỗ Việt Nam, thưa ông? Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, doanh nghiệp hiện nay đang gặp những khó khăn, thách thức gì?
Ông Nguyễn Chánh Phương:
Trong phiên thảo luận trước, doanh nghiệp đã chia sẻ những cơ hội cũng như thách thức khi tham gia các FTA. Trước khi có FTA, ngành gỗ đã có lợi thế về thuế khi xuất khẩu vào EU. Tuy nhiên, nếu không ký kết các FTA thì rất có thể mức thuế sẽ cao trở lại. Với ngành gỗ, khi tham gia các FTA, doanh nghiệp có nhiều lợi thế hơn so với các nước khác. Minh chứng là kim ngạch xuất khẩu gỗ vào các thị trường đều giữ mức ổn định.
![]() |
Ông Nguyễn Chánh Phương |
Với các yêu cầu về môi trường, về lao động hay nguồn gốc xuất xứ, mặc dù là rào cản kỹ thuật, tuy nhiên đây là cơ hội để nâng cao chất lượng cho sản phẩm. Khi doanh nghiệp vượt qua được những yêu cầu này sẽ tạo ra bước tiến mới. Do vậy, doanh nghiệp phải xem những yêu cầu về môi trường, lao động này là thành tựu và phải vượt qua.
Minh chứng cho thấy các doanh nghiệp đã vượt qua và đạt được nhiều kết quả. Thời gian qua, ngành gỗ chững lại, đây là cơ hội để dn nhìn lại, xây dựng lại kế hoạch để phát triển. Minh chứng cho thấy các doanh nghiệp đã vượt qua và đạt được nhiều kết quả. Tuy nhien từ tháng 5, ngành gỗ chững lại, song đây là cơ hội để doanh nghiệp nhìn lại, xây dựng lại kế hoạch để phát triển.
MC hỏi ông Lý Trung Kiên: Xin ông cho biết việc tham gia các FTA như CPTPP, EVFTA đang tạo cơ hội, thách thức như thế nào cho sản xuất, xuất khẩu cà phê nói riêng và ngành hàng thực phẩm nói chung?
Ông Lý Trung Kiên:
Có nhiều thuận lợi cũng như thách thức mà ngành cà phê cũng như ngành đồ uống đang gặp phải khi tham gia FTA. Nói về thuận lợi, việc tham gia FTA đã tạo thuận lợi cho ngành cà phê, nhất là đối với các đối tác như châu Âu. Các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta cũng nhận được rót vốn nhiều hơn cho đầu tư, sản xuất.
![]() |
Ông Lý Trung Kiên |
Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành cà phê cũng đối diện với nhiều thách thức. Thứ nhất là xu hướng của người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng đến từ châu Âu và Mỹ ngày càng khắt khe hơn. Họ quan tâm nhiều đến nguồn nguyên liệu nên đặt ra nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật đòi hỏi các nước phải tuân thủ nhằm đảm bảo tính bền vững của nguồn nguyên liệu.
Thứ hai là việc cạnh tranh trong khối. Các nước như Malaysia, Indonesia, Philippines… cũng có khả năng xuất khẩu cà phê. Vậy làm thế nào để Việt Nam có thể cạnh tranh được với các nước này. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp cần đầu tư vào sản xuất sâu, không chỉ dừng lại ở sản xuất mà phải đầu tư công nghệ hiện đại.
Thứ ba là các doanh nghiệp cà phê của Việt Nam cần quan tâm và đầu tư hơn nữa cho vấn đề chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý phải rõ ràng, minh bạch đối với đòi hỏi của các thị trường xuất khẩu này.
MC: Thưa ông Jean Jacques Bouflet, sau dịch xu hướng nhập khẩu và tiêu dùng tại EU có sự thay đổi cụ thể như thế nào? Đáng chú ý là những chính sách, quy định mới của EU liên quan đến sản xuất xanh, phát triển bền vững ảnh hưởng thế nào đến hàng hóa xuất khẩu vào thị trường?
![]() |
Ông Jean Jacques Bouflet |
Ông Jean Jacques Bouflet: Qua đại dịch nhìn chung các chính sách nhập khẩu từ EU vẫn không có sự thay đổi. Song Việt Nam phải phải đối mặt với trở ngại khi phải đáp úng xu hướng tiêu dùng xanh, sạch của EU ngay càng gắt gao, mong muốn sử dụng sản phẩm xanh, sạch. Ví dụ với sản phẩm gỗ cần có chứng chỉ FSC, hay trong ngành xuất khẩu gỗ hiện nay không dùng nguyên liệu gỗ từ Nga sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
Với ngành cà phê cần đảm bảo chứng chỉ phát triển bền vững để có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà nhập khẩu EU.
Tuy vậy Việt Nam được các doanh nghiệp EU tin tưởng và Việt Nam không bị đóng cửa sau đại dịch nên có thể đảm bảo duy trì sản xuất kinh doanh ổn định. Đây là điều các nhà nhập khẩu tin tưởng đánh giá cao.
Thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam phải đảm bảo chỉ số phát thải, thấy được sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Và một điểm quan trọng người tiêu dùng EU cần thấy được sự sẵn sàng của các nhà sản xuất Việt Nam thay đổi trong phát triển bền vững, giảm phát thải một cách mạnh mẽ.
MC: Thưa ông Nguyễn Chánh Phương, với hàng loạt các yêu cầu về giấy phép, chứng nhận như: VPA/FLEGT, CITES và hướng tới là ESG… từ các thị trường nhập khẩu, theo ông các DN, cũng như ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam cần có giải pháp gì để thích nghi, đáp ứng những điều kiện mới, từ đó tạo sự đột phá cho xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam trong thời gian tới?
Gỗ là ngành có sự chuẩn bị dài cho các quy định về môi trường. Từ năm 2013 khi EU ban hành quy định về thực thi lâm luật của EU (VPA/FLEGT), Việt Nam có thời gian 6 năm để thương lượng việc thực thi nà.
Khi nói về FTA thì các thương nhân EU, các doanh nghiệpu FDI là người nhanh chân hơn doanh nghiệp Việt Nam. Các thương nhân này đã tận dụng cơ hội để mua hàng, trng khi doanh nghiệp FDI thì tổ chức sản xuất, phát triển và xuất khẩu sang EU.
Tuy nhiên, hiện nay trong bối cảnh cấp bách của biến đổi khí hậu và các yêu cầu về tăng trưởng xanh thì chúng ta không có khoảng thời gian dài để thương lượng việc thực thi các yêu cầu nữa.
Hiện nay ngành gỗ có khoảng 14 triệu ha rừng, trong đó có 4 triệu ha rừng sản xuất. Nếu quy hoạch tốt, chúng ta có thể đảm bảo 60% nguyên liệu, phần hụt có thể thiếu bù đắp từ Mỹ, Chile.
Do đó, các doanh nghiệp không chỉ đảm bảo tiêu chí môi trường trong nước mà cả trên toàn cầu. Do vậy việc nhập khẩu gỗ phải đảm bảo nguồn gốc.
Việc áp dụng tiêu chí về lâm luật ở các thị trường sẽ làm rất chặt, nên nếu doanh nghiệp không đảm bảo được thì sẽ mất cơ hội kinh doanh.
Việt Nam có các FTA nên có cơ hội nhiều hơn so với các nước, điển hình như Trung Quốc khi Trung Quố bị Mỹ đánh thuế, các doanh nghiệp Việt đã nhanh chân bù đắp phần thiếu hụt này.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội gỗ đã rất nỗ lực để có thông tin từ Bộ Nông nghiệp hay đeo bám cơ hội từ Bộ Công Thương. Điều này đã giúp ích nhiều cho doanh nghiệp.
MC hỏi ông Lý Trung Kiên: Ông có thể chia sẻ cụ thể về kế hoạch thích ứng của Tập đoàn Nestle trong hành trình hướng đến sản xuất, xuất khẩu bền vững? Các giải pháp để nâng tầm giá trị cà phê Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu?
Ông Lý Trung Kiên: Từ năm 2011, Nestle Việt Nam đã thực hiện công tác tăng năng suất cây trồng. Công ty đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ người nông dân, làm sao để cải tạo cây trồng và phương pháp chọn giống sao cho năng suất cao hơn. Đội ngũ nông nghiệp của Nestle Việt Nam đã hướng dẫn người nông dân thực hiện, nâng cao năng suất cây trồng cà phê, đồng thời qua đó giúp tăng thu nhập cho người nông dân.
Tới đây, nông nghiệp tái sinh cũng là một trong những chủ đề mà Nestle Việt Nam khuyến khích, thực hiện. Nông nghiệp tái sinh là hướng dẫn sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, bảo vệ nguồn đất, nguồn nước để tiếp tục được tái tạo và sử dụng. Giúp cho đất tăng được độ phì nhiêu, tăng năng suất cây trồng.
Việc sử dụng đất tốt hơn cũng sẽ giúp chống chọi được biến đổi khí hậu và tăng thu nhập cho người nông dân. Câu chuyện nông nghiệp tái sinh này cũng sẽ được truyền tải rộng rãi cho người tiêu dùng, từ đó giúp giá trị xuất khẩu cà phê cũng tăng cao hơn.
MC hỏi ông Jean Jacques Bouflet: Với những thay đổi về xu hướng tiêu dùng cũng như chính sách nhập khẩu tại EU trong thời gian qua, ông có lưu ý, khuyến nghị gì cho các doanh nghiệp Việt Nam để có thể gia tăng xuất khẩu vào EU trong thời gian tới?
Ông Jean Jacques Bouflet: Thách thức chính của doanh nghiệp Việt Nam là phải đảm bảo phát triển xuất khẩu bền vững, đảm bảo yêu cầu phát triển sản xuất xanh, sản phẩm xanh, phát triển bền vững, đáng tin cậy.
Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần xây dựng thương hiệu riêng cho mình, hạn chế xuất khẩu thô, nâng cao năng lực chế biến. Ngoài ra, để tận dụng hiệu quả EVFTA mang lại, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tập trung tối đa nguồn lực để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, nhanh chóng tăng thị phần trong thị trường nhập khẩu nông sản của EU, trước khi EU triển khai ký kết FTA với các đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Việt Nam.
Để nắm được cụ thể các thông tin về các tiêu chuẩn xanh, sản xuất xanh này, doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia diễn đàn kinh tế xanh sắp tới tại TP. Hồ Chí Minh.
Để tăng cường hợp tác, hỗ trợ các doanh nghiệp, Eurocham đã ký kết hợp tác với VCCI, thời gian tới sẽ hợp tác chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng sản xuất xuất khẩu của Việt Nam.
Bà Nguyễn Thảo Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ:
Với những chia sẻ và phân tích của các diễn giả đã cho chúng ta thấy rõ những lợi ích của các FTA mang lại cũng như sự cần thiết phải thay đổi, thích ứng với xu hướng phát triển bền vững, đáp ứng được xu hướng tiêu dùng xanh, cũng như quy định khắt khe từ các thị trường nhập khẩu. Hay nói cách khác: Sản xuất xuất khẩu bền vững sẽ là chìa khóa thành công cho các DN trong tương lai.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nắm bắt, điều chỉnh kế hoạch sản xuất và kinh doanh bài bản để kịp thời thích nghi với các yêu cầu, quy định mới của thị trường, tham gia hiệu quả, bền vững vào chuỗi cung ứng. Nỗ lực xanh hóa sản xuất, cũng như thực hiện các trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường cần được chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa. Theo đó, đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, hướng đến các tiêu chí sản xuất xanh, sạch, thân thiện môi trường và đảm bảo các điều kiện cho người lao động là nhóm giải pháp cần thiết.
Liên quan đến phát triển xuất khẩu bền vững, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030.
Theo chiến lược này, định hướng xuất khẩu hàng hoá yêu cầu phát triển xuất khẩu bền vững, phát huy lợi thế so sánh và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hợp lý theo chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
Trong thời gian tới, thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, địa phương và các hiệp hội ngành hàng xây dựng Chương trình hành động để tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược đảm bảo thiết thực, hiệu quả, để hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của đất nước. Tuy nhiên hướng tới mục tiêu này vẫn còn một chặng đường rất dài với nhiều vấn đề đặt ra và cần sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp, ngành hàng. Hy vọng rằng những chia sẻ vừa rồi của các diễn giả sẽ giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm được giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hiệu quả, bền vững trong thời gian tới.
MC: Ngành gỗ được cho là có nhiều cơ hội hơn thách thức từ Hiêp định CPTPP và hưởng lợi nhiều từ thuế quan, vậy theo ông Trần Quốc Mạnh, ông đánh giá thế nào về nhận định này?
Ông Trần Quốc Mạnh - Chủ tịch HĐQT công ty CP Phát triển sản xuất Thương mại Sài gòn (SADACO):
Tôi cho rằng trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều thách thức, các FTA vẫn mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Sadaco là công ty xuất khẩu gỗ lâu đời ở phía Nam thì các chính sách chung và các FTA có tác động rất mạnh. Năm 2014 xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ không đáng kể. Nhưng sau 15 năm thì tới nay xuất khẩu vào thị trường này đang chiếm khoảng 60% trong tổng lượng xuất khẩu đi các thị trường.
![]() |
Ông Trần Quốc Mạnh |
Chúng tôi đánh giá cao Bộ Công Thương đã đàm phán và ký kết để đưa CPTPP đi vào thực thi. Sau 3 năm qua, các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhờ có CPTPP đã trưởng thành, hội nhập kinh tế toàn cầu. Hiệp định này đã giúp các doanh nghiệp đi sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và từng doanh nghiệp đều hòa cùng nhịp thở của doanh nghiệp thế giới. Nhờ đó, đến nay sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có thương hiệu tại các thi trường lớn, thị trường mới nổi.
MC: Vừa là doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lại là Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xin ông Nguyễn Đình Tùng cho biết ông đánh giá ra sao về cơ hội và thách thức với ngành hàng rau quả?
Ông Nguyễn Đình Tùng: Đối với công tác xuất khẩu rau quả, hiện Việt Nam đang ghi nhận một số lợi thế từ các FTA thế hệ mới. Các doanh nghiệp điển hình như khối EU đã hướng tới thị trường Việt nam nhiều hơn. Theo tôi, việc xuất khẩu rau quả khi vào các thị trường FTA thì vấn đề thuế quan chỉ là một phần. Hiện vấn đề mà chúng ta đang vướng đó chính là các hàng rào kỹ thuật. Để có thể tham gia sâu hơn vào sân chơi này, các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ khiêm khắc các quy tắc của từng thị trường tại nước đó.
Tôi lấy ví dụ, thị trường EU tưởng “dễ mà khó, khó mà dễ” bởi hàng hóa xuất khẩu vào EU không cần đàm phán. EU cho phép tất cả các loại trái cây vào nhưng họ kiểm soát hơn 30 các loại dư lượng và họ kiểm soát rất chặt vấn đề này.
Hiện Việt Nam có một lợi thế để xuất khẩu rau quả đó chính là người nông dân Việt Nam có thể tạo ra sản phẩm quanh năm. Bên cạnh đó, nhiều chương trình xúc tiến thương mại cũng được Bộ Công Thương triển khai, hỗ trợ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, một điểm yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam cần khắc phục đó là công tác marketing sản phẩm còn chưa được tốt, các doanh nghiệp nước ngoài họ chưa biết đến nhiều. Riêng lĩnh vực này nước bạn như Thái Lan làm tốt hơn chúng ta rất nhiều. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm hơn nữa.
MC: Một câu hỏi khác tôi xin dành cho bà Tường Lan, sau dịch, tình hình thế giới đang có nhiều yếu tố căng thẳng như lạm phát diễn ra ở nhiều quốc gia, các xung đột quân sự và thương mại còn phức tạp. Bà nhận định gì về những khó khăn mà doanh nghiệp thủy sản sẽ phải đối diện?
![]() |
Bà Tô Thị Tường Lan |
Bà Tô Thị Tường Lan: Ngành thủy sản là ngành có tinh thần mạnh mẽ, trong mọi hoàn cảnh doanh nghiệp đều tìm ra phương án để giải quyết tác động của từng thị trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải xây dựng được nội lực mạnh mẽ để giải quyết các vấn đề.
Giống như Nestle vừa trình bày. Việt Nam là nước xuất khẩu lớn, nhưng chưa có chiến lược xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu, hay organic mà hiện nay chúng ta xuất thô hơn 80% cho các nước khác chế biến. Do đó, doanh nghiệp nên có chiến lược chuyển hướng sang xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu.
Để làm được điều này các cơ quan chức năng phải hỗ trợ đồng thời phát triển thêm công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể bên cạnh vốn, doanh nghiệp phải củng cố nguồn lực. Phải đi theo tiêu chuẩn của thế giới để thâm nhập vào thị trường sâu hơn. Đây cũng là cách duy nhất để khẳng định năng lực của doanh nghiệp.
MC: Qua kinh nghiệm xuất khẩu của ngành lương thực, theo bà Lý Kim Chi thì xu hướng sắp tới của ngành thực phẩm thế giới sẽ theo những tiêu chuẩn nào và doanh nghiệp phải làm gì để đáp ứng?
Bà Lý Kim Chi: Đầu tiên doanh nghiệp phải bắt nhịp kịp với thị trường để đưa ra những sản phẩm thị trường cần. Điển hình như với thị trường Nhật Bản, đây là thị trường dân số già, người lớn tuổi nhiều hơn người trẻ, do đó khi xuất khẩu vào thị trường này các doanh nghiệp phải làm những sản phẩm xanh, phù hợp với lứa tuổi.
![]() |
Bà Lý Kim Chi |
Việc không bắt nhịp được thị trường khiến doanh nghiệp bị lỡ mất nhiều đơn hàng. Mới đây nhất, một nhà máy chế biến mỳ ăn liền của Việt Nam đã nhận được đơn hàng rất lớn từ Mỹ. Khi gửi mẫu, giá cả khách hàng đều chấp nhận. Tuy nhiên có một điểm là khách hàng không chấp nhận sử dụng nắp nhôm trên ly mỳ. Khách hàng đã phản hồi và hướng dẫn sửa đổi, tuy nhiên doanh nghiệp không chịu và doanh nghiệp đã bỏ lỡ đơn hàng. Chuyện về nắp ly mỳ, hay khay nhựa đựng sản phẩm thủy sản cho thấy việc bắt nhịp thị trường là không đơn giản khi doanh nghiệp không thay đổi. Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu sâu thị trường, nghiên cứu tiêu chuẩn thị trường, thay đổi mẫu mã theo nhu cầu.
MC: Với góc nhìn từ doanh nghiệp mình, theo ông Trần Quốc Mạnh với ngành gỗ, xu hướng nhập khẩu của các nước sắp tới sẽ thay đổi như thế nào? Và doanh nghiệp Việt sẽ phải ứng phó ra sao trước những thay đổi đó.
Ông Trần Quốc Mạnh: Hiện nay mặc dù CPTPP có mang lại thuận lợi nhưng ngành gỗ lại đang gặp 2 khó khăn. Thứ nhất, hiện sức mua và đơn hàng ngành gỗ đã giảm 50%. Và vấn đề thứ hai là nội lực hiện nay của các doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp xuất khẩu dòng tiền đang có dấu hiện bị tắc nghẽn do khó tiếp cận vốn.
Vì thế thông qua CPTPP, chúng tôi kỳ vọng vào các thị trường mới nổi, trong đó có thể kể tới như Canada, Chi-lê, Peru.
Với Sadaco chúng tôi nhập nguyên liệu từ Chi-lê về và sản phẩm gỗ bên này giá rất rẻ. Và trong bối cảnh thị trường đang nổi lên sản phẩm mới như viên nén gỗ thì công ty chúng tôi có thể đầu tư liên doanh để sản xuất viên nén gỗ để xuất khẩu ra EU, Mỹ…
Giống như câu chuyện của chúng tôi, thì tôi cho rằng, đã đến lúc doanh nghiệp Việt Nam phải nghĩ tới việc đầu tư ra nước ngoài.
MC: Một câu hỏi chung cho các diễn giả, từ góc độ của hiệp hội/ doanh nghiệp ông/bà có kiến nghị gì để ngành thủy sản/ thực phẩm/ Gỗ/ rau củ tận dụng tốt CPTPP nhằm bứt phá tốt hơn trong thời gian tới?
Bà Tô Thị Tường Lan: Với ngành thủy sản hiện nay đang có 3 khó khăn lớn là về tín dụng, xúc tiến thương mại và quỹ đất cho nuôi trồng.
Cụ thể, với ngành thủy sản, chỉ khoảng 60% doanh nghiệp được giải ngân tín dụng. Trong quý 4 nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không được giải ngân, không có đơn hàng. Điều này khiến các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Do đó, cần có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về nguồn vốn.
Thứ hai là về Xúc tiến thương mại, để có thông tin thị trường doanh nghiệp, ngành hàng cần xây dựng mối quan hệ sâu sắc với các tham tán thương mại.
Thứ 3, cần có quỹ đất cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản, khi vào FTA việc đáp ứng quy tắc xuất xứ là rất quan trọng, hiện nay thủy sản 60% là nuôi trồng nhưng quỹ đất cho việc phát triển rất hạn chế. Với đánh bắt thì chúng ta đang vướng vào IUU, do vậy chúng tôi cũng mong Chính phủ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp gỡ được thẻ vàng trong năm 2023.
Bà Lý Kim Chi: Trong 8 tháng đầu năm, các sản phẩm xuất khẩu của ngành đều tăng trưởng từ 25 - 40%, đây là điều rất thuận lợi. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp trong ngành đang gặp 2 khó khăn lớn.
Thứ nhất là việc doanh nghiệp tự đi mở thị trường hoặc xúc tiến thương mại thì rất giới hạn nên Hiệp hội đề xuất các đơn vị thực hiện nhiều hơn các chương trình xúc tiến thương mại ra thị trường nước ngoài. Nếu lầm tốt công tác này, các doanh nghiệp sẽ xuất khẩu tốt hơn nữa.
Thứ 2 là với ngành lương thực thực phẩm thời điểm này chúng tôi phải dự trữ rất nhiều nguyên vật liệu sản xuất trong nước. Với các đơn hàng xuất khẩu cũng phải chuẩn bị nguyên liệu, nhưng hiện tại room tín dụng bị cắt hoặc siết khiến doanh nghiệp rất khó khăn.
Tôi cho rằng để hỗ trợ doanh nghiệp chúng ta cần phải hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại và thứ hai là phải nới room tín dụng cho doanh nghiệp.
Ông Trần Quốc Mạnh – Chủ tịch HĐQT Sadaco: Tôi xin bổ sung ý của chị Lý Kim Chi. Với doanh việc thông tin cụ thể từng thị trường rất ít. Ví dụ như Canada doanh nghiệp rất muốn thâm nhập thị trường này và họ muốn biết thị trừng này có nhu cầu thị trường ra sao… nên rất cần thông tin cụ thể hơn.
Trước đây ngành gỗ có nhiều hội chợ, triển lãm và Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều chuyến giao thương thành công. Tuy nhiên gần đây nhiều chương trình đã bị tạm ngưng. Do đó doanh nghiệp kiến nghị cần mở lại những hội chợ này, thường xuyên tổ chức các cuộc giao thương nước ngoài.
Ông Nguyễn Đình Tùng: Hiện chúng tôi đã và đang tham gia nhiều các hoạt động xúc tiến thương mại rau củ quả với các đối tác. Qua đây, chúng tôi nhận thấy thị trường Bắc Âu và Nga dành sự quan tâm đặc biệt tới các sản phẩm rau củ quả của Việt Nam.
Về kiến nghị, thực ra không chỉ riêng ngành rau củ quả của Việt Nam mà đối với các ngành hàng xuất khẩu khác, cái khó nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay đó chính là vấn đề dòng tiền. Thiếu dòng tiền, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị “nghẽn” lại. Trong thời gian tới, chúng tôi hi vọng khi dòng tiền được lưu thông thì công tác xuất khẩu sẽ phát triển thuận lợi hơn.
MC: Như vậy sau 3 năm thực thi Hiệp định CPTPP, dù còn nhiều thách thức nhưng chúng ta đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ nhất là trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của dịch bệnh cũng như chiến tranh thương mại trên thế giới. Đặc biệt là sự gia tăng ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chưa có FTA, như Canada, Mexico, Peru. Điều này cũng cho thấy, dù có những khó khăn nhưng doanh nghiệp Việt Nam đã bắt nhịp nhanh với các cam kết, quy định CPTPP mang lại, thể hiện khả năng tích ứng linh hoạt.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp thích ứng nhanh với các cam kết từ FTA này, Bộ Công Thương đã và đang tăng cường các hoạt động phổ biến, tuyên truyền các cam kết cũng như quy tắc xuất xứ; đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu trên nền tảng số, hỗ trợ kết nối giao thương; tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp phòng tránh nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường CPTPP.
Hy vọng rằng những chia sẻ vừa rồi của các diễn giả sẽ giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và vừa tìm được giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vào các nước CPTPP trong thời gian tới.
Thảo luận phiên 1: Việt Nam sau 3 năm thực thi CPTPP - Góc nhìn từ doanh nghiệp
Điều phối: Bà Đỗ Thị Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
Sau 3 năm thực thi CPTPP, có thể nói doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng và khai thác tương đối hiệu quả những lợi ích mang lại từ hiệp định, qua đó gia tăng hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường CPTPP, đặc biệt là thị trường mới ở khu vực châu Mỹ.
Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm năm 2022, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP đạt 31,4 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2021. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ khu vực này đạt 27,9 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất siêu sau 8 tháng ghi nhận đạt 3,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, dù đã thu về những kết quả ấn tượng, nhưng những cam kết và quy định tại Hiệp định CPTPP tương đối mới và phức tạp nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng, chưa tận dụng tối ưu được các ưu đãi. Đặc biệt, năm 2022, sau gần 2 năm chống chọi với đại dịch, khi các nền kinh tế và hoạt động thương mại giữa các nước trên thế giới bình thường hóa trở lại, nhiều nước bắt đầu đưa ra những tiêu chuẩn cao hơn với hàng nhập khẩu nhằm bảo vệ sản xuất trong nước cũng như sức khỏe của người tiêu dùng.
Vì vậy, tại phiên thảo luận này, chúng ta sẽ tập trung thảo luận 3 nội dung chính: Thứ nhất, là kết quả đạt được của từng ngành hàng, lĩnh vực sau 3 năm thực thi CPTPP; thứ hai, những thông tin liên quan đến chính sách nhập khẩu của các nước trong khối CPTPP sau đại dịch; và cuối cùng là Xu hướng nhập khẩu hàng hóa chú trọng đến các sản phẩm bền vững bảo vệ môi trường cũng như các khuyến nghị để tận dụng CPTPP tốt hơn trong thời gian tới. (Ưu tiên tương tác với khán giả).
Phiên thảo luận đầu tiên có sự tham dự của:
Bà Tô Thị Tường Lan - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (FFA)
Ông Trần Quốc Mạnh - Chủ tịch HĐQT công ty CP Phát triển sản xuất Thương mại Sài gòn (SADACO)
Ông Nguyễn Đình Tùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Xuất nhập khẩu Vina T&T.
![]() |
Phiên thảo luận 1 |
MC: Thưa bà Tường Lan, thủy sản là ngành hàng được đánh giá đang tận dụng tốt những cơ hội từ Hiệp định CPTPP mang lại, xin bà cho biết những kết quả mà thủy sản đã đạt được sau 3 năm CPTPP có hiệu lực? Trong khối các nước CPTPP, thị trường nào đang tăng trưởng mạnh nhất và tập trung vào những sản phẩm nào?
Bà Tô Thị Tường Lan - Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam:
Hiện theo cơ cấu của thị trường xuất khẩu thủy sản thì Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 3 toàn cầu sau Na Uy, Trung Quốc. Thị phần xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam là vào Hoa Kỳ, sau đó là Trung Quốc và cuối cùng Hàn Quốc. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường CPTPP chiếm gần 27%.
Cập nhật đến đến thời điểm cuối tháng 10/2022, xuất khẩu vào thị trường này đã đạt gần 2,3 tỷ USD, tăng 14% so với 2018, thời điểm trước khi ký Hiệp định CPTPP và tăng khoảng 40% so với cùng kỳ.
Hầu hết xuất khẩu thủy sản vào các nước thuộc thị trường CPTPP đều tăng. Một số thị trường như Nhật Bản tăng trưởng khoảng 33%. Canada tăng 67%, Úc tăng 58%...
MC: Một câu hỏi khác xin được dành cho bà Lý Kim Chi, bà đánh giá thế nào về tác động của CPTPP với các doanh nghiệp trong ngành lương thục thực phẩm? Hiện nay các doanh nghiệp trong Hội đã tận dụng được CPTPP để xuất khẩu mặt hàng lương thực thực phẩm chưa và khó khăn lớn nhất hiện nay doanh nghiệp đang gặp phải là gì?
Bà Lý Kim Chi: Trong 3 năm qua, CPTPP đã mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có ngành lương thực thực phẩm. Cụ thể, trước khi thực hiện CPTPP, hàng hóa thực phẩm chế biến của Việt Nam không thể tiếp cận được những thị trường này do rào cản về hàng rào thuế quan. Tuy nhiên, từ khi CPTPP đi vào thực thi, hàng hóa của Việt Nam đã tiếp cận được những thị trường này. Trong 3 năm qua, tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành lương thực tthực phẩm đều đạt mức cao. Để làm được điều này, các doanh nghiệp đã rất cố gắng để thay đổi tư duy sản xuất, đảm bảo chất lượng hàng hóa.
Mới đây nhất, việc Việt Nam xuất khẩu thành công mặt hàng gạo vào thị trường EU với mức giá cao hơn cả Thái Lan. Đây là kết quả của sự chuẩn bị của doanh nghiệp từ giống cho đến gieo trồng.
Đến thời điểm hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã nhận được những đơn hàng lớn, thậm có doanh nghiệp phải từ chối bớt đơn hàng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, ngành lương thực thực phẩm cũng gặp nhiều khó khăn về hàng rào phi thuế quan như quy tắc xuất xứ, chất lượng hàng hóa, về chống bán phá giá. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít khi phải đối mặt với tình trạng này.
Điển hình như trước đây với các vùng trồng, người dân hầu như không có truy xuất nguồn gốc, tuy nhiên như hiện nay để hàng hóa xuất khẩu được thì các doanh nghiệp phải truy xuất được nguồn gốc hàng hóa.
Trước bối cảnh đó, các doanh nghiệp phải phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng các bộ ban ngành để hạn chế thấp nhất rủi ro.
Cần đầu tư cho phát triển bền vững
Ông Lý Trung Kiên, Trưởng bộ phận Logistics toàn quốc, Công ty Nestle Việt Nam chia sẻ, Nestle là nhà máy thu mua cà phê lớn nhất Việt Nam với mức thu mua xấp xỉ 600-700 triệu USD/năm. Hiện các sản phẩm của công ty đã xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều quốc gia khó tính như Mỹ, EU…
![]() |
Ông Lý Trung Kiên, Trưởng bộ phận Logistics toàn quốc, Công ty Nestle Việt Nam |
Trong thời gian qua, công ty đã thực hiện nhiều chương trình để đưa sản phẩm cà phê bền vững ra thế giới. Theo đó, đơn vị đã xây dựng chuỗi giá trị cà phê bền vững thông qua việc phát triển nguồn nguyên liệu cà phê bền vững. Điển hình như chương trình NESCAFÉ Plan. Đây là một chương trình “Tạo giá trị chung” nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của cà phê Việt Nam thông qua canh tác bền vững, nâng cao thu nhập của người nông dân và góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Chương trình được triển khai tại Việt Nam từ 2011 đến nay.
Để xuất khẩu bền vững vào các thị trường FTA, đại diện Nestle khuyến nghị, các doanh nghiệp cần đầu tư vào phát triển bền vững trong toàn chuỗi giá trị. Thúc đẩy ứng dụng và chuyển đổi số. Đồng thời tăng cường hợp tác và kết nối với nhau. Về phía Chính phủ, ông Lý Trung Kiên cho rằng, Chính Phủ cần tăng cường các chính sách hỗ trợ phát triển bền vững, đầu tư cơ sở hạ tầng và thúc đẩy hợp tác đa phương.
BASF Việt Nam giúp xuất khẩu bền vững hơn vào EU
Ông Erick Contreras, Tổng Giám đốc BASF Việt Nam cho biết, Hiệp định thương mại EVFTA mang đến cơ hội giảm sâu các mức thuế suất cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, nhưng cũng đặt ra các yêu cầu cao về môi trường và con người bên cạnh những tiêu chuẩn hết sức nghiêm ngặt về an toàn và chất lượng sản phẩm. BASF Việt Nam là người đồng hành giúp các doanh nghiệp giải bài toán bền vững. Là một công ty hóa chất hàng đầu thế giới có trụ sở tại CHLB Đức, BASF cung cấp các nguyên liệu và giải pháp hóa học tiên tiến giúp các doanh nghiệp đáp ứng rào cản kỹ thuật khắt khe nói trên.
![]() |
Ông Erick Contreras, Tổng Giám đốc BASF Việt Nam |
Có thể kể tới các giải pháp của công ty giúp cho hai ngành xuất khẩu mũi nhọn là may mặc và da giày đạt được các yêu cầu nâng cao chất lượng, đồng thời giảm thiểu tác động tới sức khỏe và môi trường. Cụ thể, với ngành giày dép, BASF mang lại các sản phẩm thời trang bền đẹp, nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường. Đế giày sử dụng nhựa PU Elastopan® của BASF nhẹ hơn 25% so với các vật liệu tương tự, có khả năng hấp thụ sốc tốt và độ bật cao hơn 50%, giúp giày dép nâng cao tính năng an toàn, sức khỏe và thẩm mỹ cũng như hiệu suất và sự thoải mái. Sản phẩm không chứa dung môi và kim loại nặng. Khí thải CO2 được hạn chế tối đa trong quá trình sản xuất. Đồng thời, Elastopan® có khả năng tái chế được.
Nhờ đó, nguyên liệu này còn có thể giúp các thương hiệu thời trang hạn chế tối đa lượng phát thải CO2 trong quá trình sản xuất. Với lĩnh vực dệt may, các dòng nguyên liệu Lutensol®, Sokalan®, Agnique® hiệu năng cao của BASF có thể rút ngắn quy trình sản xuất trong các nhà máy dệt nhuộm, đáp ứng đa dạng các điều kiện vận hành (về nhiệt độ, pH, thành phần điện ly, v.v.), nhờ vậy tiết kiệm được lượng nước sạch cũng như năng lượng tiêu thụ. Nhiều dòng sản phẩm của BASF như Trilon®M có 100% nguồn gốc thực vật hoặc nguyên liệu tái tạo, có khả năng phân hủy sinh học tự nhiên, sau khi sử dụng, có thể xử lý nước thải để tái sử dụng.
Tương tự, nguyên liệu Hydroblue® 90 của BASF giúp cho quy trình dệt nhuộm vải denim an toàn hơn về mặt sức khỏe cho công nhân nhờ tính năng nhẹ mùi với hàm lượng sunphuric thấp hơn 200 lần so với thông thường. Sản phẩm cũng không gây bụi, ít sử dụng các kim loại nặng, đồng thời giúp hiệu quả trong việc sử dụng nước và năng lượng, trong khi bảo đảm chất lượng nhuộm ổn định, nhanh chóng, do đó đạt yêu cầu của các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu không chỉ về chất lượng mà cả yếu tố sinh thái. Quan trọng không kém, EU ngày càng đòi hỏi các quy trình sản xuất sạch hơn với lượng phát thải CO2 ít hơn.
Tới năm 2026, các nhà nhập khẩu EU sẽ phải công bố sản lượng nhập khẩu cùng lượng khí thải tương ứng của năm trước đó, song song với các chứng chỉ CBAM (Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon). BASF cung cấp các dữ liệu tin cậy cho biết lượng phát thải liên quan tới 45.000 sản phẩm nguyên liệu thô trên toàn cầu của mình từ khâu đầu vào tới khi xuất xưởng. Phương pháp tính toán dựa trên lượng phát thải nhà kính tạo ra từ khi chiết xuất nguyên liệu tới khâu sản xuất tiền chất và sản phẩm cuối cùng, tính tới thời điểm sản phẩm rời nhà máy. Các nhà sản xuất Việt Nam nhờ vậy sẽ có đầy đủ thông tin các nguyên liệu của BASF giúp họ giảm phát thải cho sản phẩm và hoạt động kinh doanh nói chung. Sự minh bạch này sẽ giúp họ đáp ứng tốt hơn các quy chuẩn của EU về khía cạnh CO2, đồng thời hướng tới mô hình kinh doanh bền vững hơn.
Với các giải pháp đa dạng trên đây cho nhiều lĩnh vực sản xuất, đặc biệt cả trong sản xuất nông nghiệp, BASF Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu bền vững hơn vào thị trường EU trong tương lai.
Hiệu quả cao từ EVFTA
Sau đại dịch Covid-19, các thị trường xuất khẩu đều có xu hướng thay đổi về chính sách nhập khẩu, rào cản phi thuế quan và xu hướng tiêu dùng. Thông tin về những thay đổi trong xu hướng nhập khẩu từ Châu Âu, các quy định cần lưu ý về phi thuế quan, chú trọng đến tính bền vững, ông Jean Jacques Bouflet - Phó Chủ tịch EuroCham - cho biết: Tính đến nay, EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới với kim ngạch nhập khẩu hàng năm khoảng 5.015 tỷ USD (năm 2020), xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt khoảng 40 tỷ USD/ năm, chiếm thị phần rất khiêm tốn so với tiềm năng nhập khẩu EU.
![]() |
Ông Jean Jacques Bouflet - Phó Chủ tịch EuroCham |
Tháng 8/2022 vừa qua cũng đánh dấu cột mốc quan trọng tròn 2 năm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực. Hiệp định EVFTA là một trong số ít những hiệp định có tiêu chuẩn rất cao, với tỷ lệ tự do hóa thuế quan về cơ bản trên 90 % trong vòng 7 năm thực hiện. Trong giai đoạn đầu thực thi, mặc dù bối cảnh quốc tế không hoàn toàn thuận lợi, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và các doanh nghiệp Việt Nam, song tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt khoảng trên 14% hàng năm.
Theo số liệu mới nhất tính trong 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 616,24 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường EU đạt 39,4 tỷ USD, tăng 22,3%. Hiệp định EVFTA đã tạo điều kiện thuận lợi để gia tăng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế trong EVFTA, UKFTA, cơ hội gia tăng xuất khẩu của Việt Nam còn rất nhiều dư địa. Đặc biệt, vì sự khác biệt về điều kiện khí hậu thổ nhưỡng, kinh tế nông nghiệp của các bên mang tính bổ sung nhau rất thuận lợi, tiềm năng xuất khẩu sang thị trường EU trong lĩnh vực nông lâm thủy sản rất lớn, tuy nhiên rào cản cũng không nhỏ.
Tính đến nay, bước vào năm thứ 3 thực thi EVFTA biên độ ưu đãi, mức ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng mới đủ lớn để tạo động lực xuất khẩu mạnh hơn. Vì v